HỆ THỐNG DÂY ĐIỆN CHO NHÀ DÂN DỤNG

Đối với bất kỳ dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình nào, bạn luôn cần có sự hiểu biết nhất định về hệ thống dây điện của nó. Hệ thống dây điện là cách điện được phân phối khắp ngôi nhà của bạn, là bộ phận quan trọng nhất, giữ vai trò thiết yếu trong cách vận hành ngôi nhà của bạn ở mọi hoạt động: xem TV, mở đèn, sử dụng máy lạnh, quạt điện, bếp điện, sạc điện thoại di động…

Hiểu những điều cơ bản về cách phân phối điện cho toàn bộ ngôi nhà, bạn có thể giữ cho hệ thống quan trọng này hoạt động hiệu quả, an toàn và bền bỉ. Vì vậy cần lưu ý gì khi lắp đặt hệ thống điện cho nhà ở dân dụng?

Một số lưu ý khi thi công lắp đặt hệ thống dây điện cho nhà dân dụng

Khi thi công lắp đặt điện cho nhà ở, chúng ta cần chú ý một số điều quan trọng để đảm bảo cho việc lắp đặt và quá trình bảo trì sửa chữa sau này, cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

- Nên phân chia hệ thống dây điện phân phối trong nhà ở thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế.

- Các dây pha (dây nóng) có cùng màu và tốt nhất là màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng. Khi có nhiều nhánh đi chung một tuyến mà kích cỡ giống nhau thì màu của từng nhánh nên khác nhau để dễ phân biệt.

- Dây cho hệ thống nối đất nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác và nên chọn dây màu xanh  sọc vàng hoặc vàng sọc xanh.

- Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, phải chọn kích thước ống, nẹp đủ rộng sao cho dễ luồn, dễ rút mà không hư hại đến dây dẫn.

- Không nên đi dây nơi ẩm thấp hoặc quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất.

- Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt để không gây ra mô-ve nặc lửa khi mang tải.

- Không được nối trực tiếp ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.

- Đoạn dây đi trong ống không nên có mối nối.

- Không nên đi dây âm trong nền của tầng trệt nếu nền không đảm bảo cố định với tường khi nền bị lún.

- Không nên sử dụng dây có tiết diện nhỏ hơn 0.5mm2.

Để sử dụng an toàn thiết bị điện thông dụng trong nhà nên đi dây điện bao nhiêu là đủ?

Do nhu cầu sử dụng điện luôn có xu hướng gia tăng nên khi tiến hành lắp đặt dây điện để dùng cần lắp đặt dư tải để dự phòng sau này có tăng thiết bị sử dụng.

Đối với các thiết bị chiếu sáng ta sử dụng dây dẫn điện 1.0mm2  – 1.5mm2. Hiện nay, các thiết bị chiếu sáng thông thường với mỗi bóng có công suất khoảng 20W, mỗi line mỗi tuyến trung bình khoảng 15-20 bóng nên tổng công suất chịu tải trên toàn tuyến sẽ rất lớn, dễ gây ra tình trạng quá tải.

Với ổ cắm thông thường trên mỗi line sẽ có từ 6-10 ổ cắm, do nhu cầu sử dụng thiết bị điện trên các ổ cắm là khác nhau và công suất cũng khác nhau từ 40W, 50W đến 2000W, 3000W nên thông thường đối với ổ cắm trong gia đình ta nên sử dụng dây điện 2.5mm2.

Thông thường các thiết bị điện trong nhà như bếp từ, máy nước nóng là những thiết bị sử dụng điện với công suất cao nên với mỗi thiết bị sẽ được kéo một nguồn riêng biệt từ tủ điện tới. Với công suất dao động từ 2500W – 5000W ta nên sử dụng dây 4.0mm2 hoặc 6.0mm2 để đảm bảo cung cấp đủ công suất cho các thiết bị sử dụng.

Dây điện loại nào sử dụng đi âm là tốt nhất?

Việc đi đường dây điện âm tường mang lại tính thẩm mỹ cho công trình, tạo cảm giác không gian thoáng hơn cho ngôi nhà, đồng thời cũng giúp tăng tính an toàn về điện cho gia chủ và các thành viên trong gia đình. Vì vậy trong thi công lắp đặt điện, việc đi âm dây điện luôn được ưu tiên hàng đầu và việc lựa cọn dây điện đi âm là điều rất quan trọng, phải đảm bảo được an toàn trong quá trình sử dụng cũng như có khả năng kiểm tra, sửa chữa nhanh chóng các hư hỏng sau một thời gian đưa vào hoạt động.

Vì giải pháp đi dây điện âm tường sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng toàn bộ hệ thống điện sau này nên sẽ có những tiêu chí để chọn được dây điện chất lượng như:

- Lõi dây điện bằng đồng nguyên chất, sáng bóng không bị oxy hóa. Lõi dây mềm gập nhiều lần không bị gãy.

- Cách điện màu sắc rõ ràng không bị phai mờ nứt, đốt thử phần cách điện nếu không bị cháy lan ra là tốt.

- Chú ý đến số lượng lõi dây đồng bên trong có trùng khớp với số liệu in ngoài vỏ hay không.

Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm dây và cáp điện của LiOA đều đạt tiêu chuẩn quốc tế và có những chỉ số còn lớn hơn tiêu chuẩn quy định, nên hoàn toàn có thể phù hợp cho lắp đặt điện âm tường, âm sàn và đi nổi. Với hơn 33 năm kinh nghiệm và từng liên doanh với tập đoàn Nexans của Pháp trong 5 năm, LiOA luôn là lựa chọn hàng đầu cho những chỉ tiêu chất lượng, độ bền và giá cả.

Ý nghĩa màu sắc dây điện

Trong số các yếu tố cần lưu ý khi chọn dây điện để lắp đặt sử dụng thì màu sắc dây điện cũng rất quan trọng. Màu sắc của dây điện không mang tính trang trí hay tạo sự bắt mắt, mà mỗi màu sắc của dây điện đều có ý nghĩa và ứng dụng riêng. Việc phân biệt màu sắc dây điện trong quá trình lắp đặt, sử dụng giúp đảm bảo tính tương thích, dễ thi công, vận hành, sửa chữa các vấn đề liên quan đến thiết bị điện hoặc hệ thống dây điện.

Màu sắc dây điện được quy định theo tiêu chuẩn mỗi quốc gia và có sự khác biệt giữa các nước cũng như khu vực, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, quy định màu dây điện theo tiêu chuẩn của Điện lực Việt Nam như sau:

Đối với điện 1 pha:

  • Màu đỏ, xanh, vàng: Loại dây nóng
  • Màu đen, nâu, xám: Loại dây trung tính
  • Màu xanh lá, sọc vàng: Dây nối đất (PE)

Đối với điện 3 pha:

  • Màu đỏ: Pha A
  • Màu trắng, vàng: Pha B
  • Màu xanh dương: Pha C
  • Màu đen: Dây trung tính
  • Màu xanh lá, sọc vàng: Dây nối đất (PE)

LiOA với dải sản phẩm dây và cáp điện đa dạng, đầy đủ màu sắc và chất lượng luôn được đảm bảo, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng từ dân dụng đến công nghiệp. LiOA – là nơi bạn có thể tìm thấy sản phẩm cho mọi nhu cầu dây và cáp điện.